Bài tập Trường tĩnh điện
Dạng 1: Xác định cường độ điện trường
Câu 1: Biểu thức nào sau đây dùng để tính cường độ điện trường do điện tích điểm Q gây ra tại điểm M cách Q một khoảng r
A. V=k\frac{\left| Q \right|}{\varepsilon r}.
B. E=k\frac{\left| Q \right|}{\varepsilon {{r}^{2}}}.
C. V=k\frac{Q}{\varepsilon {{r}^{2}}}.
D. E=k\frac{Q}{\varepsilon r}.
Cường độ điện trường do một điện tích điểm gây ra: E=k\frac{\left| Q \right|}{\varepsilon {{r}^{2}}}.
Câu 2: Tính độ lớn của cường độ điện trường do điện tích Q=-{{5.10}^{-9}}C đặt trong không khí gây ra tại một điểm trong không khí cách điện tích Q một khoảng 100 cm.
A. {{45.10}^{-2}}V/m.
B. {{45.10}^{2}} V/m.
C. 450 V/m.
D. 45 V/m.
Câu 3: Hai điện tích điểm {{q}_{1}}=0,5nCvà {{q}_{2}}=-0,5nC đặt tại hai điểm A, B cách nhau 10 cm trong không khí. Cường độ điện trường tại trung điểm của AB có độ lớn là:
A. E = 1800 V/m. B. E = 3600 V/m. C. E = 0 V/m. D. E = 450 V/m.
Câu 4: Có hai điện tích điểm {{q}_{1}}={{6.10}^{-8}}C, {{q}_{2}}={{3.10}^{-8}}C đặt tại hai điểm MN cách nhau MN =10 cm trong không khí. Xác định cường độ điện trường gây ra bởi các điện tích đó tại điểm A. Cho biết MA = 6 cm; NA = 8 cm.
A. E = 155820 V/m.
B. E = 281250 V/m.
C. E = 225000 V/m.
D. E = 75000 V/m.
Câu 5: Công thức nào sau đây xác định cường độ điện trường do một mặt phẳng vô hạn, tích điện đều với mật độ điện mặt \sigma gây ra tại một điểm
A. E=\frac{\left| \sigma \right|}{2\varepsilon {{\varepsilon }_{0}}}.
B. E=\frac{\left| \sigma \right|}{\varepsilon {{\varepsilon }_{0}}}.
C. E=\frac{\sigma }{2\varepsilon {{\varepsilon }_{0}}}.
D. E=\frac{\sigma }{\varepsilon {{\varepsilon }_{0}}}.
Câu 6: Công thức nào sau đây xác định cường độ điện trường do hai mặt phẳng vô hạn, tích điện đều với độ lớn mật độ điện mặt \left| \sigma \right|, trái dấu đặt song song gây ra tại một điểm bên trong hai mặt phẳng
A.E=\frac{\left| q \right|}{\varepsilon {{\varepsilon }_{0}}}.
B.E=\frac{\left| \sigma \right|}{\varepsilon {{\varepsilon }_{0}}}.
C.E=\frac{q}{2\varepsilon {{\varepsilon }_{0}}}.
D. E=\frac{\left| \sigma \right|}{2\varepsilon {{\varepsilon }_{0}}}.
Câu 7: Tính cường độ điện trường do một quả cầu đồng chất bán kính R = 0,5 m, tích điện q=-{{8.10}^{-5}}C gây ra tại điểm trong không khí cách mặt cầu 1 m.
A.32 V/m. B. 71,3 V/m. C. 320000 V/m. D. – 320000 V/m.
Câu 8: Tính cường độ điện trường do một quả cầu đồng chất bán kính R = 0,5 m, tích điện q=-{{8.10}^{-5}}C gây ra tại tâm của quả cầu.
A. 2880000 V/m. B. 1440000 V/m. C. 320000 V/m. D. 0 V/m.
Dạng 2: Lực tĩnh điện
Câu 9: Công thức nào sau đây xác định lực tương tác giữa hai điện tích
A. F=k\frac{\left| {{q}_{1}}{{q}_{2}} \right|}{\varepsilon r}.
B. F=k\frac{\left| q \right|}{\varepsilon {{r}^{2}}}.
C. F=k\frac{\left|{{q}_{1}}{{q}_{2}}\right|}{\varepsilon{{r}^{2}}}.
D. F=k\frac{{{q}_{1}}{{q}_{2}}}{\varepsilon {{r}^{2}}}
Câu 10: Cho hai điện tích {{q}_{1}}={{4.10}^{-8}}C và {{q}_{2}}=-{{3.10}^{-8}}C đặt tại A, B trong không khí, cách nhau 10 cm. Hãy xác định lực tương tác giữa hai điện tích
A.{{108.10}^{-5}}N. B.4,{{8.10}^{-4}}N. C.-{{108.10}^{-5}}N. D.-4,{{8.10}^{-4}}N.
Câu 11: Công thức nào sau đây xác định độ lớn lực điện tác dụng lên điện tích điểm q0 tại nơi có véc tơ cường độ điện trường \vec{E}:
A. F={{q}_{0}}E.
B. F=\left| {{q}_{0}} \right|E.
C. F=\frac{E}{\left| {{q}_{0}} \right|}.
D. F=\frac{E}{{{q}_{0}}}.
Câu 12: Một mặt phẳng tích điện đều, mật độ điện mặt là \sigma ={{10}^{-5}}C/{{m}^{2}} đặt trong môi trường có \varepsilon =4. Xác định lực điện tác dụng vào điện tích {{q}_{0}}={{10}^{-8}}Ckhi nó được đặt trong điện trường do mặt phẳng trên gây ra.
A. F=1,{{41.10}^{-3}} N, hướng vuông góc và ra xa mặt phẳng.
B. F=1,{{25.10}^{-5}} N, hướng vuông góc và ra xa mặt phẳng.
C. F=1,{{41.10}^{-3}} N, hướng ra xa mặt phẳng.
D. F=1,{{41.10}^{-}}^{4} N, hướng vuông góc và ra xa mặt phẳng.
Câu 13: Một mặt phẳng vô hạn tích điện đều, mật độ \sigma ={{2.10}^{-5}}C/{{m}^{2}}, đặt thẳng đứng trong không khí. Một quả cầu nhỏ có khối lượng 4 g, mang điện tích q={{10}^{-8}}C treo gần vào mặt phẳng. Lấy g=9,8m/{{s}^{2}}. Khi cân bằng, dây treo quả cầu hợp với mặt phẳng 1 góc bằng bao nhiêu.
A. {{16}^{0}}. B.{{32}^{0}}. C.{{30}^{0}}. D. {{45}^{0}}.
Dạng 3: Điện thế, hiệu điện thế, công dich chuyển điện tích trong điện trường
Câu 14: Biểu thức nào sau đây dùng để tính điện thế do điện tích điểm Q đặt trong không khí gây ra tại điểm M cách Q một khoảng r
A. V=k\frac{\left| Q \right|}{\varepsilon r}.
B. V=k\frac{Q}{\varepsilon r}.
C. V=k\frac{Q}{\varepsilon {{r}^{2}}}.
D. V=k\frac{\left| Q \right|}{\varepsilon {{r}^{2}}}.
Câu 15: Tính điện thế do một quả cầu đồng chất bán kính R = 0,3 m; tích điện q={{6.10}^{-5}}C đặt trong không khí gây ra tại một điểm trong không khí cách mặt cầu 30 cm.
A. {{9.10}^{4}}V. B. 10,{{8.10}^{5}}V.
C. {{18.10}^{5}}~V. D. {{9.10}^{5}}V.
Câu 16: Điện thế ở tâm một quả cầu đồng chất bán kính R = 0,2 m; tích điện q={{5.10}^{-5}}C đặt trong không khí bằng
A. 225.{{10}^{4}}~V/m. B.18.{{10}^{4}}~V/m. C.225.{{10}^{5}}V. D.{{9.10}^{5}}~V/m.
Câu 17: Có hai điện tích {{q}_{1}}=-{{5.10}^{-9}}Cvà {{q}_{2}}={{7.10}^{-9}}C đặt tại A, B trong không khí cách nhau 8 cm. O là trung điểm AB. M là điểm nằm trên đường thẳng qua A và vuông góc với AB, cách A 6 cm. Tính hiệu điện thế giữa 2 điểm O và M
A. 570 V. B. 330 V. C. 450 V. D. -120 V.
Câu 18: Có hai điện tích {{q}_{1}}=-{{5.10}^{-9}}C và {{q}_{2}}={{7.10}^{-9}}C đặt tại A, B trong không khí cách nhau 8 cm. O là trung điểm AB. M là điểm nằm trên đường thẳng qua A và vuông góc với AB, cách A 6 cm. Đặt vào O một điện tích {{q}_{0}}={{2.10}^{-6}}C. Tính công của lực điện di chuyển q0 từ O đến M
A. 66{{.10}^{-5}}J. B. {{114.10}^{-5}}J.
C. {{90.10}^{-5}}J. D. -{{36.10}^{-5}}J.
Dạng 4: Tụ điện
Câu 19: Một tụ điện phẳng có diện tích mỗi bản cực là 10{{ c m}^{2}}, khoảng cách giữa 2 bản là 1,5 mm, điện môi bên trong tụ có hằng số điện môi\varepsilon =6. Tính điện dung của tụ điện?
A. 35,{{4.10}^{-12}}F. B. 3,{{54.10}^{-12}}F.
C. 3,{{54.10}^{-9}}F. D. 3,{{54.10}^{-11}}F.
Câu 20: Một tụ điện phẳng có diện tích10c{{m}^{2}}, khoảng cách giữa 2 bản là 1,5 mm, điện môi bên trong tụ có hằng số điện môi \varepsilon =6và hai bản được nối với một hiệu điện thế 200 V. Tính năng lượng mà tụ dự trữ được?
A.1,{{593.10}^{-8}}J. B.7,{{08.10}^{-8}}J.
C.70,{{8.10}^{-8}}J. D.1,{{593.10}^{-7}}J.